Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Ga Sóng Thần

Ga Sóng Thần
Ga Sóng Thần
Được đăng bởi: Mytour.vn
Trước năm 1975, ga Sóng Thần chỉ là một trạm đường sắt nhỏ. Sau năm 1975, ga Sóng Thần từng bước được xây dựng để trở thành ga hàng hóa lớn. Hiện nay, ga Sóng Thần là 1 trong 5 ga hàng hóa loại I của đường sắt Việt Nam.
Ga Sóng Thần tọa lạc tại lý trình km 1710+560, thuộc địa bàn xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, là một trong những đầu mối giao thông vận tải ở khu vực phía Nam: nằm cạnh khu công nghiệp Sóng Thần, tiếp giáp giữa tỉnh Bình Dương với thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, có hệ thống đường quốc lộ liên tỉnh, bến cảng…

Với diện tích quản lý hơn 200.000 m2 và hệ thống kho bãi, phương tiện vận chuyển, xếp dỡ chuyên nghiệp, ga Sóng Thần hàng năm vận chuyển và xếp dỡ trên 500.000 tấn hàng hóa, từ nhà ga đi khắp các ga trong cả nước. Hiện nay, nằm trong chiến lược phát triển chung của Đường sắt Việt Nam, Ga Sóng Thần đang tích cực nâng cấp, chuẩn bị để nối mạng với tuyến đường sắt xuyên Á. Từ một nhà ga chỉ có 3 đường để tránh vượt tàu, ngày nay nhà ga đã có 17 đường với sức chứa trên 350 toa xe, 5 kho chứa hàng, trong đó có 1 kho hàng lẻ với tổng diện tích 2.500m2. Hệ thống kho này có trang bị thiết bị chống trộm, chống sét và có hệ thống nước phòng cháy, chữa cháy. Ga có bãi hàng trên 5.000m2 trải bê tông, cần cẩu cổng DEMAG, sức nâng 30 tấn, 4 cần cẩu bánh lớp, sức nâng 40 tấn. Trên 500 công nhân làm việc 24/24 giờ. 100% cán bộ công nhân viên đều được qua trường lớp đào tạo chuyên môn, trong đó có 1 thạc sỹ, 19 kỹ sư, 32 trung cấp. Năng lực xếp dỡ của ga đạt 2.000 tấn xếp dỡ/ngày đêm.

Trong kế hoạch, ngành đường sắt sẽ tập trung xây dựng ga Sóng Thần thành một ga hàng hóa lớn và hiện đại nhất trên mạng lưới đường sắt Việt Nam. Trong tương lai, ga Sóng Thần sẽ trở thành ga tiếp nối với mạng lưới đường sắt Đông Nam Á.

Trước mắt, nhà ga đang được phát triển dần với việc xây dựng thêm các đường ga, các bãi xếp dỡ nhằm tăng năng lực xếp dỡ lên 2.500 tấn/ngày đêm. Từng bước sẽ được điện khí hóa và tự động hóa trong việc đón gửi và tổ chức tránh vượt các đoàn tàu. Các phương tiện xếp dỡ cũng đang được hiện đại hóa với việc trang bị thêm các cần cẩu có sức nâng 30 - 40 tấn.

Sân bay Phú Giáo

Sân bay Phú Giáo
Sân bay Phú Giáo
Được đăng bởi: Mytour.vn
Không có trích dẫn
Sân bay Phú Giáo nằm ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.Sân bay có một đường băng dài 1300m.Hiện nay, đây là sân bay duy nhất của tỉnh này, dùng để khai thác dự trữ quân sự.

Làng sơn mài Tương Bình Hiệp

Làng sơn mài Tương Bình Hiệp
Làng sơn mài Tương Bình Hiệp
Được đăng bởi: Mytour.vn
Làng sơn mài Tương Bình Hiệp thuộc xã Tương Bình Hiệp, Tx. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cách trung tâm Tx. Thủ Dầu Một 7km về phía bắc.
Làng sơn mài Tương Bình Hiệp – nơi sản xuất ra các sản phẩm sơn mài truyền thống nổi tiếng về chất lượng.
Đến thăm làng sản xuất sản phẩm sơn mài, du khách được tận mắt nhìn thấy từng công đoạn của nghề truyền thống độc đáo chỉ có ở Việt Nam. Tùy theo qui mô lớn nhỏ của từng gia đình, mỗi gia đình có thể đảm nhận một khâu hoặc tất cả các khâu để hoàn thành một sản phẩm. Với hàng trăm hộ làm nghề sơn mài, làng Tương Bình Hiệp có thể xem như một xí nghiệp thủ công đã cơ giới hoá với những dây chuyền sản xuất rạch ròi nhưng mang tính chất gia đình truyền thống. Nhiều sản phẩm sơn mài của làng được xuất khẩu và tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế.

Vườn cây ăn trái Lái Thiêu

Vườn cây ăn trái Lái Thiêu
Vườn cây ăn trái Lái Thiêu
Được đăng bởi: Mytour.vn
Vườn cây ăn trái Lái Thiêu thuộc thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Từ hàng trăm năm nay Lái Thiêu đã nổi tiếng là một vườn cây trái tuyệt diệu với tổng diện tích trồng cây 1.230ha và trở thành điểm du lịch xanh thích hợp với các lứa tuổi.
Từ thành phố Hồ Chí Minh đi khoảng 20km, vượt qua ga xe lửa Bình Triệu thì đến vườn Lái Thiêu.
Từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm là mùa trái cây chín rộ, du khách đi chơi vườn Lái Thiêu sẽ được tận hưởng không khí trong lành của vườn cây trải dài tít tắp và được thưởng thức các loại trái cây ngon như măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, mít tố nữ, vú sữa... Du khách có thể xuống thuyền dạo chơi trên sông Sài Gòn mà ngắm cảnh vườn cây

Hồ Bình An

Hồ Bình An
Được đăng bởi: Mytour.vn
Hồ Bình An Thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Đúng như tên gọi của nó, không gian yên tĩnh, thanh bình của hồ Bình An như đối lập với cuộc sống ồn ào, náo nhiệt nơi thành thị.
Đến với hồ Bình An du khách sẽ bị thu hút ngay trước vẻ đẹp cũng như khí hậu nơi đây. Những hàng cây xanh vươn cao tỏa bóng mát dọc theo con đường ven hồ. Trên khắp các lối đi là những bồn hoa đủ màu sắc rực rỡ. Giữa hồ là đảo nhỏ ẩn hiện thấp thoáng đằng sau những tán lá sum xuê, những nhà hàng nổi trông giống như thuyền của những người dân chài đang neo đậu. Trên bờ là những ngôi nhà mái chóp cao nhỏ xinh theo mô hình nhà rông Tây Nguyên để du khách nghỉ ngơi, thư giãn.
Tại đây du khách có thể vừa câu cá, bơi thuyền thư giãn vừa thưởng thức những món ăn ngon. Khi màn đêm buông xuống, hồ Bình An như được khoác trên mình chiếc áo đen đính ngọc sáng lấp lánh bởi hàng trăm chiếc đèn lồng đủ màu sắc.
Sau một ngày làm việc căng thẳng, đến với hồ Bình An du khách sẽ quên hết mọi mệt nhọc, ưu phiền.

Sân golf Sông Bé

Sân golf Sông Bé
  Sân golf Sông Bé
Được đăng bởi: Mytour.vn
Vị trí: Thuộc thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 22km.
Được đưa vào sử dụng từ năm 1994, sân golf rộng 100ha và có hơn 10 hồ với các đường lăn bóng được viền bằng hàng cây xanh.
Với chiều dài hơn 6.000m và bao gồm 18 hố, sân golf Sông Bé đã được công nhận chính thức bởi USGA/SGA (Hiệp hội những người chơi golf của Mỹ và Singapore).
Những tiện nghi khác của sân golf bao gồm: sân tập, cửa hàng, sân tennis, phòng thay quần áo, nhà hàng, biệt thự, sân chơi cho trẻ em, bể bơi, phòng tập thể dục, phòng xông hơi, phòng đọc sách và các phòng chức năng.

Làng tre Phú An (Bến Cát, Bình Dương)

Làng tre Phú An (Bến Cát, Bình Dương)




Dulichbui's Blog - Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 35km, làng tre Phú An (Xã Phú An, huyện Bến Cát, Bình Dương) là khu bảo tồn tre đầu tiên, lớn nhất của Việt Nam cũng như Đông Nam Á.
Cổng vào làng tre Phú An
Bắt đầu được hình thành từ năm 1999 trên ý tưởng khoa học của tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh, giảng viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM với sự hợp tác giữa 4 đơn vị: vùng Rhône Alpes (Pháp), UBND tỉnh Bình Dương, Vườn thiên nhiên Pilat (Pháp) và trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, Làng tre Phú An (bao gồm: Bảo tàng Sinh thái tre và Bảo tồn Thực vật Phú An) là nơi tập trung khoảng 1.500 bụi tre với hơn 300 mẫu tre, trúc, nứa thuộc 17 giống chiếm gần 90% giống tre ở Việt Nam, trong đó có nhiều giống quý hiếm như Phyllostachys, Bambusa, Teinostachyum, mai ống, vàng sọc, tre ngà…
Có thể chia làng tre Phú An thành 2 khu vực: khu vực bảo tàng tre (ngoài trời) và khu vực nghiên cứu (khu vực trong nhà).
  • Bảo tàng tre: Là khu vực trồng 200 mẫu tre sống, thu thập từ nhiều vùng khác nhau từ Bắc đến Nam...Du khách đến đây có thể thấy được sự đa dạng và phong phú của các giống tre, tìm hiểu cách thức trồng tre, xem (và mua) các sản phẩm được làm từ tre.


  • Khu vực nghiên cứu: Là khu vực dành cho sinh viên và các nhà nghiên cứu tìm hiểu về tre, cách thức nuôi trồng, gây giống tre. Du khách đến đây có thể chiêm ngưỡng các sản phẩm thú vị làm từ tre, được tìm hiểu về cây tre (thông qua hình ảnh và phim tài liệu),...

Khu vực nghiên cứu
Kiến trúc được làm từ tre
Cột mốc:
- Trước năm 2003, Tiến sĩ viết dự án “Xoá đói giảm nghèo trên cơ sở bảo tồn tài nguyên thiên nhiên” với mục đích chính nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học của cây tre Việt, cùng nhiều loài cây bị đe doạ tiệt chủng khác ở Đông Nam bộ.
- Năm 2003, dự án "Bảo tàng Sinh thái tre và Bảo tồn Thực vật Phú An" được hình thành (Hội đồng vùng Rhônes Alpes tài trợ cho dự án 596.000 euro (khoảng 13 tỷ đồng) trong vòng 6 năm (2003-2008)).
- Tháng 4 năm 2008, làng tre bắt đầu mở cửa phục vụ du khách tham quan, tìm hiểu về tre.
- Ngày 21 tháng 9 năm 2010, Khu Bảo tàng sinh thái tre và Bảo tồn thực vật (Làng tre Phú An) đã được UNDP trao giải thưởng Xích đạo (Prix Equateur) về đa dạng sinh học. Giải thưởng Xích đạo là giải thưởng dành cho những sáng kiến trong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên để đạt được mục tiêu giảm nghèo, phát triển cộng đồng, bình đẳng giới, đặc biệt là quan tâm phát triển phụ nữ, bảo vệ môi trường, phục vụ việc phát triển bền vững.


Địa chỉ làng tre Phú An:
Số 124, đường 774, xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 0650-3 58 07 17

Website: ecobambou-phuan.org

Hướng dẫn đường đi làng tre Phú An từ Tp.Hồ Chí Minh:
Theo QL13 đến Thủ Dầu Một, tiếp tục di chuyển theo QL13 (hướng đi KDL Đại Nam, đi Bến Cát), đến ngã tư Sở Sao quẹo trái (đường này dẫ vào cổng sau của KDL Đại Nam), gặp ngã tư đầu tiên (người dân địa phương gọi là ngã tư Cây Me), quẹo phải. Chạy thêm khoảng 6km sẽ đến làng tre Phú An (bên tay phải).
Bản đồ hướng dẫn đường đi Làng Tre Phú An - Tùng Lâm vẽ
Chú ý:
Làng tre là địa chỉ thích hợp cho những ai thích thăm quan, tìm hiểu, nghiên cứu về các loại tre.
Do tính đặc thù của rừng tre, trong khu vực bảo tàng tre (khu vực ngoài trời) xuất hiện các loại côn trùng như muỗi, kiến,...
Ăn uống: Nếu muốn ăn tại làng tre du khách cần phải đặt trước.

Một số hình ảnh:


 
Design by Wordpress Theme | Bloggerized by Free Blogger Templates | JCPenney Coupons